Sản xuất Chúa tể những chiếc nhẫn: Hiệp hội nhẫn thần

Jackson bắt đầu làm việc với Christian Rivers từ năm 1997 nằm chuyển tải kịch bản phim thành hình ảnh (storyboard), đồng thời cùng Richard Taylor và Weta Workshop xây dựng Midde-earth[14]. Ông bảo họ tạo nên Middle-earth chân thực nhất có thể, giống như đang dựng lại một địa danh có thật trong lịch sử[15].

Trong tháng 11,[15] Alan Lee và John Howe trở thành những nhà thiết kế đầu tiên cho loạt phim do có kinh nghiệm trong việc vẽ minh họa cho bộ sách và những khả năng khác. Lee làm việc trong nhóm nghệ thuật với nhiệm vụ tạo ra các địa danh như Rivendell, Isengard, MoriaLothlórien, đưa các hiệu ứng hình học và phong cách Art Nouveau vào loài tiên và người lùn[16]. Mặc dù Howe cũng góp phần vào việc tạo ra Bag End và Argonarth, ông tập trung vào việc thiết kế áo giáp, thứ mà ông đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu[17]. Weta và nhóm nghệ thuật tiếp tục thiết kế trong khi Grant Major chuyển những thiết kế thành công trình kiến trúc và Dan Hennal tìm kiếm địa điểm để dựng cảnh[15]. Vào ngày 1 tháng 4 năm 1999, Ngila Dickson tham gia với nhiệm vụ thiết kế phục trang. Cùng với 40 thợ may bà đã tạo ra khoảng 19000 bộ y phục, 40 bộ các dạng cho diễn viên và diễn viên đóng thế, làm rách và sờn chúng để tạo cảm giác cũ kĩ[18].

Địa điểm quay phim

Arwen và Ma nhẫn ở khúc sông Bruinen (Arrowtown)

Danh sách các địa điểm làm phim, sắp xếp theo thứ tự xuất hiện:

Địa điểm
trong tiểu thuyết
Địa điểm
ở New Zealand
Khu vục
ở New Zealand
HobbitonMatamataWaikato
Khu vườn của IsengardCông viên HarcourtUpper Hutt
Khu rừng ở ShireOtaki Gorge RoadVùng bờ biển Kapiti
Bucklebury FerryKeeling Farm, ManakauHorowhenua
Khu rừng cạnh làng BreeĐồi TakakaNelson
TrollshawsRừng WaitarereHorowhenua
Khúc cạn của sông BruinenKhu bảo tồn ArrowtownQueenstown
RivendellKaitoke Regional ParkUpper Hutt
EregionMount OlympusNelson
Dimrill DaleHồ AltaThe Remarkables
Dimrill DaleNúi OwenNelson
LothlórienHồ WakatipuQueenstown
Sông AnduinSông RangitikeiRangitikei
Sông AnduinPoet's CornerUpper Hutt
Parth GalenParadiseGlenorchy
Amon HenVùng hồ MavoraMilford Sound

Các hiệu ứng đặc biệt

The Fellowship of the Ring sử dụng hàng loạt các kĩ xảo máy tính và hiệu ứng đặc biệt trong dựng phim và hóa trang. Một kĩ xảo xuất hiện trong hầu hết các cảnh của phim mà ai cũng nhận ra là chiều cao nhân vật không đúng như thực tế. Elijah Wood, trong vai Frodo, ngoài đời cao 1,68 mét, trong khi nhân vật trong phim chỉ cao khoảng 1,2 mét. Nhiều kĩ thuật khác nhau đã được sử dụng để thu nhỏ chiều cao của các Hobbit và người lùn Gimli (rất may mắn là chiều cao John-Rhys Davies, người đóng vai Gimli, so với các diễn viên đóng Hobbit có tỉ lệ phù hợp với yêu cầu vai diễn, do đó ông không cần đóng một cảnh 3 lần với 3 tỉ lệ khác nhau để ghép thành cảnh chung khi đứng với các Hobbit trên phim, mặc dù ông còn cao hơn cả diễn viên Orlando Bloom). Các diễn viên vẫn được quay với kích cỡ bình thường, nhưng cảnh nền lại có nhiều phiên bản với nhiều kích cỡ khác nhau, do đó diễn viên luôn xuất hiện với kích cỡ phù hợp. Có một cảnh phim Frodo chạy dọc theo một hành lang và theo sau là Gandalf. Elijah Wood và McKellen đã phải quay ở hai phiên bản với kích cỡ khác nhau của hành lang đấy, máy quay lia qua thật nhanh để che giấu sự lắp ghép. Phương pháp "ép phối cảnh" (forced perspective) cũng được dùng tới để những người Hobbit trông như đang đứng cạnh người thường hay tiên cao hơn hẳn. Hoặc đơn giản hơn, diễn viên có thể quỳ xuống và hóa trang một chút để tạo hiệu ứng này.

Để tạo ra trận chiến giữa Liên minh cuối cùng và quân đội của Sauron trong đoạn đầu bộ phim, một hệ thống kĩ xảo CGI phức tạp, có tên là Massive, đã được Stephen Regelous phát triển để tạo ra hàng ngàn "diễn viên ảo" riêng biệt có các hoạt động độc lập. Nó giúp cho quang cảnh trận chiến trở nên chân thực. Trong giai đoạn đầu đã có một vài lỗi nhỏ xảy ra: trong đoạn chiến đấu đầu tiên giữa các nhóm nhân vật, có những nhóm bị lỗi tự đánh lại chính bên mình. Ở một phiên bản thử nghiệm trước đó, những chiến binh ở ngoài rìa chiến trường tự động chạy mất. Không phải họ được lập trình là những kẻ nhát gan, đó là do họ không thấy kẻ địch đâu để chiến đấu và họ bỏ chạy do hướng đi bị lập trình sai; đúng ra họ phải tiến lên trước tới khi đối mặt kẻ địch và chiến đấu.

Jackson rất chú trọng sự hợp lý về mặt sinh học của các sinh vật được tạo ra trên máy tính. Đầu tiên một mô hình lớn được tạo ra rồi được quét lên máy tính để tạo thêm rất nhiều chi tiết về xương và cơ.

Để tạo ra Balrog, Gary Horsfield đã làm một hệ thống mô phỏng chuyển động của ngọn lửa.

Âm nhạc

Các bản nhạc trong phim The Lord of the Rings được Howard Shore soạn và biểu diễn bởi dàn nhạc giao hưởng New Zealand, dàn nhạc London Philharmonic, The London Voices và một vài nghệ sĩ độc tấu. Hai bài hát chính của bộ phim, Aníron và bài hát nền "May it be" ở đoạn kết được Enya sáng tác và biểu diễn. Ngoài ra Shore cũng sáng tác bài hát "In Dreams" và được biểu diễn bởi Edward Ross.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chúa tể những chiếc nhẫn: Hiệp hội nhẫn thần http://www.boxofficemojo.com/movies/?id=%7B%7B%7Bi... http://www.ew.com/ew/article/0,,253462,00.html http://live.hollywoodjesus.com/?p=1313 http://www.mtv.com/movies/news/articles/1576048/20... http://trekmovie.com/2008/03/09/new-york-con-repor... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://id.loc.gov/authorities/names/n2001027409 http://d-nb.info/gnd/4675753-3 http://www.lordoftherings.net/ http://www.theonering.net/perl/newsview/1/93157766...